|
Cứt
ngựa
Cứt
ngựa, Hoắc hương núi - Teucrium
viscidum Blume., thuộc loại Hoa môi - Laminaceae.
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm có chồi cao
30-70 cm, có khi hoá gỗ ở gốc, phân nhánh ít hay nhiều. Lá có
phiến mỏng hình trứng dài 3-10cm, rộng 1,5-4,5cm, mép khía răng cưa,
cuống ngắn. Cụm hoa dạng chùm đơn hay chuỳ cao 5-8cm, ở ngọn và
ở nách lá, gồm những vòng 2 hoa; lá bắc hình mũi mác. Hoa có
cuống; đài hình ống phủ lông dài; tràng màu hồng có ống
ngắn, gần như không thò ra, có lông, phiến chỉ có một môi 5
thuỳ; 4 nhị, 2 trội; vòi dài chẻ đôi. Quả bế tù, hình trái
xoan.
Ra hoa vào mùa hè (tháng 3-4).

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Teucrii Viscidi; ở Trung Quốc người ta gọi là
Huyết kiến sầu.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở Hà
Nội, Nam Hà, Ninh Bình qua Thừa Thiên tới Phú Yên. Thu hái toàn cây,
rửa sạch dùng tươi hay phơi khô, bó lại dùng dần.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, cay, tính mát,
có tác cầm máu, tiêu phù, giải độc, giảm đau.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Thường dùng trị 1. Nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa phân đen; 2. Đau
bụng kinh; 3. Chó dại cắn; 4. Đụng giập, ổ tụ máu, vết thương
chảy máu, cụm nhọt, rắn cắn, đau thấp khớp. Liều dùng 20-40g,
dạng thuốc sắc. Bên ngoài dùng cây tươi giã đắp tại chỗ hay
nấu nước rửa.
Đơn thuốc:
1.
Đòn ngã tổn thương: Cây cứt ngựa, Húng quế, Rau má lông, Nghệ
đen, mỗi vị 9g, sắc uống.
2.
Khí thũng phổi, nôn ra máu, chảy máu cam: Cây Cứt ngựa tươi
30-60g, đường đỏ 30g, đun sôi uống.
|
|