|
Ðại
hoàng
Ðại hoàng -
Rheum palmatum L., thuộc họ Rau răm - Polygonuceae.
Mô
tả:
Cây thảo sống lâu năm. Rễ và thân rễ to. Thân cao tới 2m, giữa
rỗng, mặt ngoài nhẵn. Lá ở dưới to, dài tới 35cm, có cuống dài;
phiến lá hình tim nhưng xẻ thành 3-7 thuỳ, có mép nguyên hoặc hơi
có răng cưa. Lá ở phía trên thân nhỏ hơn. Cụm hoa chùm dài màu
tím. Quả bế có 3 cạnh.

Bộ
phận dùng:
Rễ và thân rễ - Radix et Rhizoma Rher, Thường gọi là Ðại
hoàng
Nơi
sống và thu hái: Loài
cây của Trung Quốc, được nhập trồng ở vùng núi cao mát, ẩm.
Trồng bằng gieo hạt. Sau 3 năm đã có thu hoạch. Ðào cả cây vào
tháng 8-10, cắt bỏ thân, chồi, rễ con, lấy củ; cạo vỏ ngoài,
rửa sạch, để nguyên hay bổ ra phơi khô. Có thể ủ cho mềm, thái
lát mỏng, sấy nhẹ đến khô rồi tẩm rượu sao qua.
Thành
phần hoá học: Có hai loại hoạt chất tác dụng trái ngược
nhau: Loại hoạt chất có tính chất thu liễm, là hợp chất có
tanin (rheotanoglucosid) và loại hoạt chất có tác dụng tẩy là
rheoanthraglucosid. Trong loại sau này có các chất chủ yếu sau:
Rhein, emodin, chrysophanol, aloe-emodin và physcion.
Tính
vị, tác dụng: Ðại hoàng có vị đắng, tính hàn, có tác
dụng thông đại tiện, tiêu tích trệ, làm tan máu ứ, hạ hoả
giải độc.
Công
dụng, chỉ định và phối hợp: Làm thuốc tẩy, uống ít
nhuận tràng, uống nhiều xổ; cũng dùng chứa bế kinh, vàng da. Ngày
dùng 12-15g dạng bột. Thường dùng lợi tiêu hoá, trong các trường
hợp kém ăn, với liều nhỏ. Ngày dùng 0,1-0,5g dạng bột.
Ðơn
thuốc:
1. Chữa đau
bụng, bí đại tiện, nôn mửa: Dùng Ðại hoàng 7g, Cam thảo 4g, nước
300ml, sắc còn 100ml, uống lúc đói.
2. Chữa bị
thương ứ máu, viêm gan, tắc mật: Dùng Ðại hoàng tẩm rượu
sao, tán bột, uống mỗi lần 2-3g, ngày uống 3-4 lần.
3. Chữa sưng
tấy, hắc lào: Mài Ðại hoàng với rượu bôi, hoặc ngâm Ðại hoàng
10g trong giấm (5ml), rượu (50ml) trong 10 ngày, dùng bôi lên vết
hắc lào đã rửa sạch.
Ghi
chú:
Còn một số loài khác cũng được sử dụng như Rheum tanguticum
Maxim. ex Balf. và R.officinale Baill.
|
|